Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác liên bộ Bangladesh với UEH về chủ đề thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 14/09 vừa qua, đoàn công tác gồm 10 thành viên của Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Bangladesh, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính đã đến thăm và làm việc với khoa Kinh tế và Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) thuộc 365bet (UEH). Mục đích của chuyến thăm nhằm tìm hiểu về cách người nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cố gắng thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào, hiệu quả và các biện pháp có thể được thực hiện để thúc đẩy thích ứng.

Hội thảo Khoa học Quốc tế về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á lần thứ 4 – ACBES 2022

Trong suốt 3 ngày, từ ngày 29/8/2022 đến ngày 31/8/2022, Hội thảo Khoa học Quốc tế về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á lần thứ 4 (The 4th Asia Conference on Business and Economic Studies – ACBES 2022) tại Trường 365bet đã diễn ra thành công tốt đẹp. Thông qua hình thức Hybrid, Hội thảo đã thu hút 282 khách tham dự, trong đó bao gồm các khách mời danh dự, diễn giả, các tác giả, nhà nghiên cứu, giảng viên, nghiên cứu sinh, sinh viên tham dự trực tiếp (Offline) và tham dự trực tuyến (Online) đến từ hơn 30 quốc gia trên thế giới. Hội thảo ACBES 2022 đã kết nối và mời 05 diễn giả (Keynote Speaker) hàng đầu trên thế giới với các chủ đề nghiên cứu mang tính học thuật và thực tiễn theo xu thế chung của toàn cầu, đặc biệt là các chủ đề sau dịch COVID-19.

Special Doctoral Session – Phiên đặc biệt trước thềm Hội thảo Khoa học Quốc tế về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á lần thứ 4 (ACBES 2022)

Với mục tiêu tạo cơ hội cho các Nghiên cứu sinh cùng trao đổi với Giáo sư hàng đầu châu Âu về phương pháp nghiên cứu và công bố quốc tế, ngày 29/08/2022 đã diễn ra Phiên đặc biệt dành cho Nghiên cứu sinh (Special Doctoral Session) – Phiên đặc biệt trước thềm Hội thảo Khoa học Quốc tế về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á lần thứ 4 (ACBES 2022) với sự tham gia chủ trì của GS. Gabriel S. Lee (Đại học Regensburg, Đức) đã thu hút được 110 khách tham dự.

[Podcast] Tình Hình Chuyển Đổi Số Trong Khu Vực Công Việt Nam Hiện Nay Và Đề Xuất Chính Sách Phát Triển

Chuyển đổi số (Digital transformation) cùng những tiến bộ về công nghệ khiến cho thói quen sử dụng dịch vụ công của người dân ngày càng thay đổi, từ đó, những kỳ vọng dành cho cơ quan quản lý Nhà nước cũng ngày cao. Song song đó, khu vực công cũng đang đứng trước cơ hội cải thiện chất lượng dịch vụ hướng đến hiệu quả và minh bạch hơn thông qua ứng dụng công nghệ vào quá trình hoạt động, quản lý. Tuy nhiên, chuyển đổi số vẫn còn là một vấn đề mới trong lý thuyết lẫn thực tiễn. Dựa trên những phân tích về chuyển đổi số trong ba lĩnh vực y tế, giáo dục và tài chính công, nhóm tác giả đã làm rõ những thách thức của thực tiễn chuyển đổi số trong khu vực công ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đưa ra một số hàm ý về mặt chính sách.

Tọa đàm JST tháng 6 với chủ đề “Bitcoin có giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn vàng không? Phân tích copula và các khía cạnh khác”

Bitcoin hiện đang là chủ đề nóng khi bàn về thị trường giao dịch kinh tế - tài chính. Để làm rõ hơn về chủ đề này, ngày 29/6/2022, JABES đã tổ chức thành công Tọa đàm JABES Seminar Talks (JST) tháng 6. Buổi tọa đàm đã vinh dự nhận được sự tham gia của GS. Wing-Keung Wong với chủ đề trình bày “Bitcoin có giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư tốt hơn vàng không? Phân tích Copula và các khía cạnh khác” và thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác gồm: Hàn Quốc, Sri Lanka, Indonesia, Bỉ, Cambodia, Malaysia, Nigeria, Ấn Độ, Úc…

UEH nỗ lực hợp tác và triển khai thành công các hoạt động trong khuôn khổ Dự án Erasmus Plus JEUL

Vừa qua, gói Công việc 3 dành riêng cho việc phát triển chương trình đào tạo ở các trường đại học Trung Quốc và Việt Nam của Dự án Erasmus Plus JEUL đã được hoàn thành, với những kết quả ấn tượng trong công tác nâng cao chất lượng giảng dạy đại học. Trong đó, hội thảo - tập huấn “Phát triển và sử dụng tình huống trong giảng dạy” tổ chức tại 365bet (UEH) từ ngày 23 - 26 tháng 5 năm 2022 là hội thảo cuối cùng trong khuôn khổ thực hiện các hoạt động thuộc gói công việc này của dự án JEUL.

[Podcast] Phát triển nguồn nhân lực số trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN) đang tạo ra sự thay đổi nhanh chóng trong cách quản lý, điều hành cũng như quá trình phát triển của doanh nghiệp. Nó có thể sẽ phá vỡ thị trường lao động bởi khi tự động hóa, trí tuệ nhân tạo đang dần thay thế lao động con người trong nền kinh tế, trong nhiều lĩnh vực, công đoạn, từ đó khiến hàng triệu lao động trên thế giới rơi vào cảnh thất nghiệp. Đây là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển nguồn nhân lực số, nhất là trong các doanh nghiệp hiện nay.

Phần 2: [Podcast] Ứng Dụng Công Nghệ Trí Tuệ Nhân Tạo Trong Dịch Vụ Tài Chính Tại Việt Nam: Các Kiến Nghị Chính Sách

Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu và thực sự mang đến những thay đổi cốt lõi trong một số ngành công nghiệp, trong đó, phải kể đến dịch vụ tài chính. Trong xu hướng phát triển nay, thì tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ AI vào các lĩnh vực dịch vụ quản lý tài sản, quản lý rủi ro và tư vấn tài chính hiện vẫn còn rất hạn chế. Thông qua các xu hướng ứng dụng công nghệ AI vào ngành Tài chính - Ngân hàng ở Việt Nam đã phân tích ở phần 1, trong phần 2 bài viết này sẽ đưa ra các kiến nghị chính sách nhằm phát triển công nghệ AI tại thị trường tài chính Việt Nam hiện nay.

Sinh hoạt học thuật định kỳ CELGS: “Impact On The Power Mix And Economy Of Japan Under A 2050 Carbon-Neutral Scenario: Analysis Using The E3me Macro-Econometric Model”

Sáng ngày 22/08/2022, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (CELG) tiếp tục tổ chức buổi sinh hoạt học thuật định kỳ CELG Seminar tại hội trường B1.1001 với chủ đề “Impact on the power mix and economy of Japan under a 2050 carbon-neutral scenario: Analysis using the E3ME macro-econometric model”. Diễn giả trình bày là Giáo sư Soocheol Lee - Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Châu Á (AAERE).