Chuyến thăm và làm việc của Đoàn công tác liên bộ Bangladesh với UEH về chủ đề thích ứng với biến đổi khí hậu
20 tháng 09 năm 2022
Ngày 14/09 vừa qua, đoàn công tác gồm 10 thành viên của Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Bangladesh, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính đã đến thăm và làm việc với khoa Kinh tế và Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA) thuộc 365bet (UEH). Mục đích của chuyến thăm nhằm tìm hiểu về cách người nông dân ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cố gắng thích ứng với biến đổi khí hậu như thế nào, hiệu quả và các biện pháp có thể được thực hiện để thúc đẩy thích ứng.
- Đoàn giảng viên CELG tham gia khóa tập huấn quốc tế: “Bồi dưỡng năng lực về tài chính vĩ mô cho Chính phủ và các trường đại học nhằm quản lý tốt hơn các vấn đề biến đổi khí hậu”
- Hội thảo: “Chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Phân hiệu Vĩnh Long
- Hội thảo "Climate Change, Coastal Vulnerability, Urban Flooding Resilience"
Tham dự buổi trao đổi, về phía UEH có: ThS. Lê Thành Nhân - Phó trưởng khoa Kinh tế, TS. Lê Thanh Loan - Trưởng bộ môn Kinh tế Môi trường - Nông nghiệp - Tài nguyên, cùng các giảng viên khoa Kinh tế và nghiên cứu viên tại Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á.
Chia sẻ về chuyến thăm, Bà Zakia Afroz - Đại diện Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi Khí hậu Bangladesh cho biết: “Bangladesh và Việt Nam có những thách thức tương tự về biến đổi khí hậu, đặc biệt là lũ lụt. Chúng tôi muốn hiểu tình hình ở nước bạn và các kết quả nghiên cứu có thể giúp chúng tôi xây dựng một kế hoạch thích ứng chiến lược hiệu quả”.
Bà Zakia Afroz - đại diện đoàn công tác liên bộ Bangladesh phát biểu
Trong khuôn khổ buổi làm việc, ThS. Phùng Thanh Bình - Giảng viên khoa Kinh tế đã trình bày tổng quan về nguy cơ lũ lụt toàn cầu và những câu chuyện cụ thể từ ĐBSCL của Việt Nam. Tiếp sau đó là các hàm ý chính sách từ một trong những kết quả công bố gần đây về truyền thông rủi ro, sự tham gia của phụ nữ và tác động giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt.
ThS. Phùng Thanh Bình - Giảng viên khoa Kinh tế trình bày về chủ đề “Truyền thông về rủi ro lũ lụt và sự tham gia của phụ nữ trong việc giảm nhẹ tác động do biến đổi khí hậu”
Một chủ đề khác được bàn luận sôi nổi là tác động của biến đổi khí hậu đến việc nuôi tôm, ngành đóng góp một phần đáng kể vào phát triển kinh tế ở các tỉnh ĐBSCL. TS. Hồ Quốc Thông - Giảng viên khoa Kinh tế cũng đã trình bày một nghiên cứu về nuôi tôm và điều tra các phương pháp thích ứng nào là hiệu quả nhất đối với người nuôi tôm ở khu vực này.
TS. Hồ Quốc Thông - Giảng viên khoa Kinh tế trình bày về chủ đề “Nuôi tôm ở Đồng bằng song Cửu Long và thích ứng với biến đổi khí hậu”
Đánh giá các nghiên cứu của UEH, Ông Mir Rashed Sohel - Cố vấn cấp cao của GIZ Bangladesh cho biết: “Các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu UEH rất thú vị và giúp chúng tôi biết thêm về các biện pháp để tăng hiệu quả thích ứng cũng như cách giao tiếp để giảm rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu”.
Ông Mir Rashed Sohel - Cố vấn cấp cao của GIZ Bangladesh phát biểu
Trên tinh thần chia sẻ nhiệt tình, chuyến thăm và làm việc của Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu Bangladesh, Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính tại UEH đã diễn ra thành công tốt đẹp. Đây cũng là một phần của chuyến tham quan học tập tại Việt Nam do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức trong một dự án của Bangladesh về Kế hoạch thích ứng quốc gia (NAP) và Chương trình Đóng góp quốc gia tự quyết định (NDC).
Một số hình ảnh khác trong buổi làm việc:
Phát biểu chào mừng và giới thiệu về UEH
Các nhà nghiên cứu UEH trình bày các chủ đề
Trao đổi và thảo luận về các chủ đề nghiên cứu
Đoàn đại biểu tặng quà và chụp hình lưu niệm
Tin, ảnh: Khoa Kinh tế, Phòng Marketing - Truyền thông
Chia sẻ