ACBES 2021 – Hội thảo Khoa học Quốc tế về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á lần thứ 3

08 tháng 10 năm 2021

Hội thảo Khoa học Quốc tế về Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (The 3rd Asia Conference on Business and Economic Studies – ACBES 2021) đã diễn ra thành công tốt đẹp trong hai ngày 27–28/8/2021 trên nền tảng 100% trực tuyến, thu hút hơn 330 nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam tham dự, trong đó có 173 tác giả tham gia trình bày và thảo luận, gần 50% tác giả tham gia đến từ các quốc gia khác ngoài Việt Nam. ACBES 2021 đã kết nối và mời được 4 diễn giả (Keynote Speaker) hàng đầu trên thế giới với các chủ đề nghiên cứu mang tính học thuật và thực tiễn theo xu thế chung của Việt Nam và toàn cầu. Hội thảo được điều hành hiệu quả bởi 30 Chủ tịch học thuật và 16 điều phối viên nền tảng trực tuyến cho 32 phiên thảo luận song song với các chủ đề đa dạng liên quan đến kinh doanh - tài chính - kinh tế - giáo dục - tăng trưởng.

ACBES 2021 được đồng tổ chức bởi Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á (Journal of Asian Business and Economic Studies – JABES) và Đại học Lincoln (New Zealand); cùng sự tham gia đồng hợp tác từ Đại học Taylor's (Malaysia), Emerging Markets Society (Hoa Kỳ) và Centre for Industrial Revolution and Innovation (CIRI); được tài trợ kinh phí từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường 365bet , Viện Đào tạo Quốc tế (ISB), và Chi nhánh Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về quản lý tại TP. Hồ Chí Minh (CFVG).

ACBES 2021 được tổ chức với sự nỗ lực và quyết tâm của JABES nói riêng và UEH nói chung trong bối cảnh giãn cách toàn diện do Đại dịch COVID-19. Trên tinh thần đó, từ dự kiến tổ chức kết hợp hình thức trực tuyến và trực tiếp, Ban Tổ chức Hội thảo đã quyết tâm và nỗ lực thay đổi hình thức tổ chức chuyển sang 100% trực tuyến thông qua nền tảng Zoom nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các tác giả khắp nơi trên thế giới đều có cơ hội tham gia. Điều này không chỉ phù hợp với bối cảnh chuyển đổi số mà còn tạo điều kiện tham gia cho rất nhiều nhà khoa học, không chỉ trong nước, trong khu vực mà còn trên toàn thế giới.

Phát biểu khai mạc Hội thảo ACBES 2021, GS. Sử Đình Thành – Hiệu trưởng UEH đã phát biểu chào đón các khách mời quan trọng và đông đảo các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đến tham dự, Giáo sư đưa thông điệp rằng: "Trong bối cảnh quốc tế hóa, UEH dành ưu tiên cao cho nghiên cứu học thuật và hợp tác quốc tế. Tạp chí JABES của UEH đang phát triển từng ngày, với mục tiêu sớm được gia nhập vào danh mục SCOPUS / ABDC và nhiều chỉ số chất lượng cao khác. So với các kỳ Hội thảo trước đây, ACBES 2021 ngày càng thu hút nhiều học giả nổi tiếng hơn, và nhiều bài báo chất lượng đã được đăng trên JABES liên kết cùng Nhà xuất bản Quốc tế Emerald. Hội thảo ACBES 2021 là một thành tựu của JABES và UEH trong bối cảnh Đại dịch COVID-19. Sự thành công của ACBES 2021 trong bối cảnh như vậy sẽ củng cố rất tốt vị thế học thuật của UEH cũng như JABES; từ đó thu hút thêm nhiều bài báo chất lượng và các học giả quốc tế uy tín khác trong tương lai."

GS. Sử Đình Thành Hiệu trưởng UEH phát biểu khai mạc Hội thảo ACBES 2021

Tại Hội thảo ACBES 2021, Ban Tổ chức đã vinh dự mời được 4 diễn giả chính là các nhà khoa học có uy tín học thuật hàng đầu trên thế giới. Các diễn giả chính đã lần lượt trình bày các vấn đề chủ chốt về kinh tế, các phương pháp thực nghiệm và xu hướng nghiên cứu hiện nay như: Tài chính doanh nghiệp, kinh tế học thần kinh, kinh tế tuần hoàn, vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Cụ thể:

GS. Bart Lambrecht (Trường Kinh doanh Judge, Đại học Cambridge; Giám đốc trung tâm Tài chính Cambridge (CCFin); Giám đốc Quỹ Quyên góp Nghiên cứu Tài chính (CERF); Nguyên Tổng Biên tập Journal of Corporate Finance; Đồng Phó Tổng Biên tập Journal of Banking and Finance; Thành viên Ban Biên tập Journal of Business Finance & Accounting). GS. Bart Lambrecht đã trình bày chủ đề: "Tính năng động của các chính sách tài chính và quyết định nhóm ở doanh nghiệp tư nhân". Trong phần trình bày của mình, GS. Bart Lambrecht tập trung phân tích trên cơ sở mô hình một công ty tư nhân được thành lập và điều hành bởi một nhóm các nhà đầu tư có vốn góp và khả năng chấp nhận rủi ro không đồng nhất; những người này cũng đồng thời đưa ra quyết định các chính sách tài chính và quản trị của công ty. Sự khác nhau trong cấu trúc của nhà đầu tư dẫn tới quyền kiểm soát dòng tiền và quyền kiểm soát công ty tách biệt và thay đổi theo thời gian. Chính sách đầu tư tối ưu là giá trị trung bình có trọng số thay đổi theo thời gian của các chính sách tối ưu của nhà đầu tư và hội tụ với chính sách của những nhà đầu tư ít (nhiều) sợ rủi ro nhất trong thời kỳ bùng nổ (suy thoái). Do đó, đòn bẩy tối ưu là thuận chu kỳ. Các chính sách tài chính năng động và sự đa dạng trong các yêu cầu về vốn chủ sở hữu giải quyết các sở thích khác nhau của các nhà đầu tư.

GS. Bart Lambrecht phát biểu bài Keynote về chủ đề "Tính năng động của các chính sách tài chính và quyết định nhóm ở doanh nghiệp tư nhân"

GS. Carlos Alós-Ferrer (Giáo sư NOMIS của Đại học Zurich, Thụy Sĩ; Tổng Biên tập Journal of Economic Psychology). GS. Carlos Alós-Ferrer trình bày chủ đề: "Lựa chọn ngẫu nhiên: Nền tảng Tâm lý và Hậu quả Kinh tế". Về cơ bản, sự lựa chọn là ngẫu nhiên, có nghĩa là mọi người thường đưa ra các quyết định khác nhau khi phải đối mặt với cùng một lựa chọn hai lần. Tuy nhiên, đối với những lựa chọn nhị phân, có những quy định thực nghiệm liên quan đến tần số lựa chọn và thời gian phản hồi với sự khác biệt cơ bản trong các giá trị quyết định, được gọi là hiệu ứng tâm lý và thời gian. Phần trình bày của GS. Carlos Alós-Ferre còn nói về các cơ sở lý thuyết về lĩnh vực tâm lý của con người trong vấn đề lựa chọn ngẫu nhiên; giới thiệu những điểm mới gần đây trong chủ đề kinh tế học thần kinh và kinh tế học hành vi. Đồng thời, GS. Carlos Alós-Ferrer cũng nhấn mạnh kết quả nghiên cứu về cách sử dụng thời gian phản hồi để làm rõ các sở thích và cách hiểu các lựa chọn nghịch với sở thích cổ điển trong các quyết định có rủi ro.

GS. Carlos Alós-Ferrer phát biểu bài Keynote về chủ đề "Lựa chọn ngẫu nhiên: Nền tảng Tâm lý và Hậu quả Kinh tế"

GS. Les Oxley (Giáo sư Kinh tế học của Đại học Waikato, New Zealand; Tổng Biên tập Journal of Economic Surveys; Đồng Giám đốc Đơn vị Quản lý Trách nhiệm và Bền vững – Viện Nghiên cứu Kinh doanh New Zealand). GS. Les Oxley trình bày chủ đề: "Āmiomio Aotearoa: Nền kinh tế ổn định cho đời sống an sinh của New Zealand" về Dự án Āmiomio Aotearoa (một dự án nghiên cứu đa ngành, đa đối tác), trong đó, đặt kinh tế tuần hoàn vào bối cảnh New Zealand (bền vững, ít phát thải và thích ứng với khí hậu) bằng cách cung cấp một mô hình lý thuyết liên kết các khái niệm kinh tế tuần hoàn với các khái niệm về phát triển bền vững và các biện pháp liên ngành về phúc lợi; từ đó, bổ sung liên kết lý thuyết còn thiếu giữa kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững để cung cấp bằng chứng và hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật xã hội của New Zealand sang nền kinh tế tuần hoàn.

GS. Les Oxley phát biểu bài Keynote về chủ đề "Āmiomio Aotearoa: Nền kinh tế ổn định cho đời sống an sinh của New Zealand"

GS. Ilan Alon (Đại học Agder, Na Uy; Tổng Biên tập International Journal of Emerging Markets) trình bày chủ đề: "Toàn cầu hóa tư bản Trung Quốc: Lý thuyết, Thực tiễn và Chính sách". Trong đó, GS. Ilan Alon xem xét sự phát triển của vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc trong bối cảnh những năm gần đây, dòng vốn Trung Quốc đang tăng lên và thách thức các dòng vốn của Mỹ cũng như các nước phương Tây, đặc biệt khi Sáng kiến “Vành đai và Con đường” ra đời dựa trên cách tiếp cận về dữ liệu và xu hướng. Đồng thời, GS. Ilan Alon cũng đưa ra các giải thích và cách tiếp cận nổi trội, dữ liệu và xu hướng cũng như hàm ý chính sách.

GS. Ilan Alon phát biểu bài Keynote về chủ đề "Toàn cầu hóa tư bản Trung Quốc: Lý thuyết, Thực tiễn và Chính sách"

Ngoài chủ đề thú vị mà 4 diễn giả chính trình bày, ACBES 2021 đã thực hiện 32 phiên thảo luận tương ứng với 32 chủ đề mà các tác giả, nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Với sự hỗ trợ của 30 Chủ tịch học thuật (Session Chair) và hơn 16 điều phối viên nền tảng trực tuyến (Coordinator) đến từ các Trường 365bet , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Nha Trang và đặc biệt từ Đại học Lincoln (New Zealand), các phiên thảo luận song song của ACBES 2021 đã diễn ra rất sôi nổi, hào hứng và có nhiều ý tưởng trao đổi thú vị, cũng như nhiều ý kiến trao đổi thảo luận mang tính học thuật cao. Trên tổng số 178 tác giả đăng ký, đã có 173 tác giả tham gia trình bày bài nghiên cứu tại Hội thảo ACBES 2021; trong đó có khoảng 40% tác giả nước ngoài, chủ yếu đến từ các quốc gia Anh, Philippines, Ấn Độ, New Zealand, Sri Lanka, Trung Quốc, Nhật, Malaysia, Đài Loan và Thái Lan. Bên cạnh đó, ngoài các tác giả chính, Hội thảo ACBES 2021 cũng thu hút thêm sự tham gia của khoảng 80 nhà nghiên cứu, khách tham dự khác đến tham gia, trao đổi và cùng thảo luận chung.

Sau 9 tháng kêu gọi bài viết, Hội thảo ACBES 2021 đã nhận được tổng cộng 226 bài nghiên cứu, tương ứng với 274 tác giả tham gia gửi bài viết; trong đó có 73 bài viết đến từ các nhà nghiên cứu nước ngoài (chiếm tỷ lệ 32%), tương ứng với 114 tác giả (chiếm tỷ lệ 41,6%). Trải qua quá trình phản biện kín chặt chẽ, Ban Tổ chức Hội thảo đã chọn ra 118 bài viết có chất lượng tốt (tỷ lệ chấp nhận 52%); trong đó chiếm xấp xỉ 50% là các bài viết đến từ các nhà nghiên cứu nước ngoài. Các tác giả có bài viết được chấp nhận đến từ 130 trường đại học trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, các tác giả chủ yếu đến từ Trường 365bet ; Trường Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; và Trường Đại học Thương mại; còn lại là các tác giả đến từ 41 trường đại học khác của Việt Nam. Xét trên phạm vi ngoài Việt Nam, các bài viết chủ yếu đến từ các tác giả thuộc các trường đại học như: University of Sri Jayewardenepura (Sri Lanka); University of Rostock (Đức); Massey University (New Zealand); University of Santo Tomas (Philippines); University of the Philippines Visayas (Philippines) và còn lại là thuộc khoảng 65 trường đại học khác trên thế giới.

Tại phiên bế mạc Hội thảo ACBES 2021, Ban Tổ chức đã lần lượt trao các giải thưởng cho các tác giả có những bài nghiên cứu xuất sắc thuộc các chủ đề mới:

TS. Cường Nguyễn đại diện Đại học Lincoln (New Zealand) trao Giải thưởng Fintech Best Paper Award cho tác giả Huong Thi Diem Hoang (Trường 365bet , Việt Nam); và Giải thưởng Green Finance Best Paper Award cho tác giả Minh Nhat Nguyen và Ruipeng Liu (Deakin University, Úc).

PGS.TS. Trần Hà Minh Quân đại diện Viện Đào tạo Quốc tế (ISB) trao Giải  thưởng Econ Finance Best Paper Award cho tác giả Matteo Foglia (“G.d’Annunzio” University of Chieti-Pescara, Italia) và Peng-Fei Dai (East China University of Science and Technology, China).

PGS.TS. Hồ Viết Tiến đại diện Trung tâm Pháp Việt Đào tạo về quản lý tại TP. Hồ Chí Minh (CFVG) trao Giải thưởng Business Best Paper Award cho nhóm tác giả Tu Van Binh, Ngo Giang Thy, Huynh Dang Khoa, & Nguyen Dinh Thong (Trường 365bet , Việt Nam)

GS. Sử Đình Thành đại diện UEH trao Giải thưởng UEH Research Award cho nhóm tác giả Manori P. Kovilage (Sabaragamuwa University of Sri Lanka, Sri Lanka), S. T. W. S. Yapa & C. Hewagamage (University of Sri Jayewardenepura, Sri Lanka).

Trước khi kết thúc Hội thảo ACBES 2021, ThS. Huỳnh Lưu Đức Toàn giới thiệu thêm về Hội thảo ACBES 2022 cũng như các sự kiện Tọa đàm JST (JABES Seminar Talks) được tổ chức định kỳ hằng tháng để mời các nhà nghiên cứu có thể theo dõi thông tin và đăng ký tham gia trong thời gian tới. Cuối cùng, trong phần phát biểu kết thúc Hội thảo, GS. Nguyễn Trọng Hoài đã gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả các nhà nghiên cứu đã nhiệt tình tham dự và làm nên thành công lớn của ACBES 2021, cũng như hẹn gặp lại tại ACBES 2022 theo hình thức trực tiếp với niềm hy vọng Việt Nam và toàn cầu khống chế được đại dịch COVID-19.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo ACBES 2021

Các phiên thảo luận sôi nổi diễn ra liên tục trong hai ngày Hội thảo ACBES 2021

TS. Manori P. Kovilage (Sri Lanka) chia sẻ cảm xúc sau khi nhận Giải thưởng UEH Research Award

Các nhà nghiên cứu cùng chụp ảnh lưu niệm lúc khai mạc Hội thảo ACBES 2021

Bế mạc Hội thảo ACBES 2021

Sau khi Hội thảo ACBES 2021 kết thúc, Ban Tổ chức cũng nhận được nhiều phản hồi đánh giá tích cực và thư cảm ơn từ các tác giả tham gia, nổi bật trong số đó là chia sẻ từ TS. Manori P. Kovilage (Sabaragamuwa University of Sri Lanka, Sri Lanka)Tác giả nhận Giải thưởng UEH Research Award.

Tôi có nhiều điều để kể về Hội thảo ACBES này

Lần đầu tiên tham dự ACBES 2019, ấn tượng đầu tiên của tôi một trải nghiệm thân thiện và tuyệt vời và tôi bắt đầu yêu thích Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh (UEH). Tôi đã có nhiều điều để học hỏi từ cách thức tiến hành hội nghị này – nơi tôi đã có những trải nghiệm hiệu quả cho việc nghiên cứu. Hội thảo ACBES 2019 diễn ra theo đúng lịch trình đã thông báo trước; và ở đó các nhà nghiên cứu là trung tâm của Hội thảo. Đó là một hội thảo khoa học thực sự; bên cạnh sự hỗ trợ nhiệt tình và thân thiện của các thành viên Ban Tổ chức và đội ngũ hỗ trợ. Tôi nhớ chúng tôi cũng đã được các bạn hỗ trợ như thế nào trong chuyến tham quan thành phố sau khi kết thúc Hội thảo. Với những kinh nghiệm thuận lợi này, tôi đã nghĩ, tôi nhất định sẽ quay lại UEH một lần nữa để tham gia Hội thảo này.

Nhưng Đại dịch COVID-19 đã không cho phép điều đó diễn ra trong năm 2020. Sau đó, khi nhận được email mời gửi bài của Hội thảo ACBES 2021, tôi đã hăng hái viết bài cho Hội thảo này. Thực sự Hội thảo ACBES 2021 là một trải nghiệm mới đối với tôi khi so sánh với Hội thảo năm 2019. Ngay từ đầu hội nghị, phần truyền thông của hội nghị đã hiệu quả như vậy, tất cả các kỹ thuật sử dụng Zoom trực tuyến cần thiết đều được truyền đạt rõ ràng. Quá trình gửi bài cũng thân thiện với người dùng. Sự chuyên nghiệp trong cách tổ chức của JABES và UEH  khiến tôi cảm thấy như mình đang ở TP. Hồ Chí Minh, ở UEH. Hình thức Hội thảo trực tuyến rất thân thiện với người dùng khi tham gia vào chương trình chính và các phiên thảo luận cụ thể. Các bài phát biểu của các Keynote Speakers rất đáng giá, tôi đã tham gia nghe vào mọi lúc tôi có thể.

Tôi luôn có những trải nghiệm tốt với Hội thảo ACBES, chắc chắn tôi sẽ tiếp tục tham gia cùng Hội thảo ACBES trong năm tới và cả trong tương lai. Tôi đã học được rất nhiều điều từ Hội thảo ACBES và hiện Tôi vẫn đang là một nhà nghiên cứu trẻ trong sự nghiệp của mình. Cảm ơn rất nhiều vì những gì JABES và UEH đã dành cho các nhà nghiên cứu. Tôi đã rất phấn khích và tràn đầy năng lượng. Chủ đề nghiên cứu của tôi là về các lĩnh vực: Vận hành tối ưu, quản lý hoạt động bền vững và phương pháp nghiên cứu. Thực sự tôi muốn đóng góp dù chỉ một phần nhỏ cho UEH trong các lĩnh vực học thuật này trong tương lai. Một lần nữa cảm ơn rất nhiều vì Hội thảo ACBES 2021.

Ngoài ra, các điều phối viên tham gia Hội thảo ACBES 2021 cũng chia sẻ những cảm xúc của mình khi cùng tham gia điều hành tại Hội thảo ACBES 2021:

ThS. Phạm Tô Thục Hân (Trường 365bet , Việt Nam): Đây là lần đầu tiên được làm điều phối viên cho một hội nghị quốc tế lớn và uy tín như ACBES, và cũng là lần đầu tiên được làm việc với một Ban tổ chức chu đáo, kỹ lưỡng và có sự phối hợp nhịp nhàng, gắn kết mọi người lại với nhau. Đằng sau sự thành công của chương trình luôn có bóng dáng của các thành viên JABES đã tận tình hỗ trợ tất cả các điều phối viên và người tham dự. Đội ngũ tốt nhất từ trước đến nay trong việc tổ chức Hội thảo Quốc tế. Với tư cách là một điều phối viên, bản thân tôi đã học hỏi được rất nhiều điều và tôi cũng hy vọng mình có thể trở thành thành viên của Ban Tổ chức Hội thảo ACBES vào các năm tới.

ThS. Huỳnh Thiên Tứ (Trường 365bet , Việt Nam): Hội thảo ACBES 2021 được tổ chức hoàn toàn theo hình thức trực tuyến, thông qua nền tảng Zoom, quy tụ tất cả các giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả từ khắp các nước trên thế giới trong lĩnh vực kinh doanh và kinh tế. Việc tổ chức qua hình thức trực tuyến không những không tạo ra rào cản về mặt k thuật, trái lại, nó còn giúp kết nối các nhà khoa học từ khắp mọi lĩnh vực kinh tế trên thế giới để cùng tham gia vào một sự kiện học thuật ý nghĩa. Đây là năm đầu tiên mà tôi được tham gia vào đội ngũ điều phối viên hỗ trợ Hội thảo ACBES. Mặc dù có nhiều vấn đề k thuật mới mẻ, nhưng tôi đã nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ qthầy cô JABES và các quý thầy cô khác. Được phục vụ ở một cương vị mới mẻ, được tiếp xúc, học hỏi từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới là một niềm vinh dự. Xin cảm ơn đội ngũ JABES và các thầy cô điều phối viên đã cùng nhau tạo nên một Hội thảo nhiều ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Kính chúc JABES ngày càng phát triển và luôn giữ vững uy tín học thuật quốc tế, là nơi đi đầu cho các công trình nghiên cứu về kinh tế của Việt Nam.

ThS. Lê Thùy Khanh (Trường 365bet , Việt Nam): Hội thảo ACBES 2021 là Hội thảo trực tuyến tôi được tham gia với tư cách là một phần nhỏ bé trong đội ngũ điều phối. Đây cũng là một niềm vinh dự rất lớn với cá nhân, đồng thời là cơ hội để tôi được học hỏi, tiếp xúc với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, cũng như các thầy cô trong đội ngũ Ban Tổ chức của UEH, Lincoln, và JABES. Hội thảo đã mang lại cho tôi rất nhiều giá trị, kiến thức và tầm nhìn. Đồng hành cùng Quý Thầy Cô từ công tác chuẩn bị, triển khai, tôi cảm nhận được sự vui vẻ, tận tình và chuyên nghiệp đến từ đội ngũ của Tạp chí JABES. Hội thảo ACBES 2021 với phương thức tổ chức trực tuyến đã xóa nhòa các ranh giới về không gian, tạo nên một diễn đàn học thuật ý nghĩa cũng như mang lại nhiều đóng góp cho khoa học và nghiên cứu Việt Nam. Kính chúc Tạp chí JABES ngày càng vững mạnh, phát triển và tổ chức thành công nhiều hội thảo chất lượng hơn trong tương lai.

TS. Khánh Hoàng (Đại học Lincoln, New Zealand): Cảm ơn Đội ngũ Ban tổ chức Hội thảo ACBES đã tổ chức thành công hội thảo tuyệt vời này. Lần đầu tiên cộng tác cùng các thầy và các anh chị em của UEH và JABES thật sự rất nhiều cảm xúc thú vị, hy vọng tôi sẽ còn được cộng tác với các thầy cô các Hội thảo ACBES trong thời gian tới.

TS. Huy Hoàng (Đại học Lincoln, New Zealand): Tôi xin cm ơn Thầy Nguyễn Trọng Hoài, thành viên JABES và các thầy cô UEH vì sự cộng tác tuyệt vời này. Đây là lần đầu tôi được trực tiếp đóng góp một phần nhỏ vào công việc tổ chức một Hội thảo Khoa học Quốc tế 100% trực tuyến mà khâu tổ chức lại rất chuyên nghiệp như thế này, rất cám ơn Thầy Huỳnh Lưu Đức Toàn và các thầy cô JABES đã tạo điều kiện và hỗ trợ, phối hợp nhiệt tình. Mong là sau này tôi sẽ tiếp tục có cơ hội cộng tác cùng JABES và UEH.

 

Thông tin thêm

Tất cả các thông tin mới JABES và các sự kiện nổi bật như Hội thảo Khoa học Quốc tế ACBES, chuỗi Tọa đàm JST và nhiều sự kiện khác sẽ được cập nhật liên tục trên các kênh thông tin chính thức của JABES như sau:

  Publishing: 

Tin, ảnh: JABES

Chia sẻ