CUỘC SỐNG UEH

Công nghệ xanh: Nỗ lực yêu thương môi trường của thế hệ mới

Công nghệ xanh đang tác động tích cực đến nền kinh tế quốc tế nói chung và Việt Nam nói riêng bằng cách nâng cao hiệu suất, tạo dựng việc làm, thúc đẩy sự đổi mới và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường. Những lợi ích lâu dài về kinh tế, môi trường và phúc lợi xã hội này đã khiến việc phát triển công nghệ xanh trở thành một nhiệm vụ đáng được quan tâm trong thời đại mới. Trong bài viết này, hãy cùng Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA) tìm hiểu thêm về khái niệm này nhé!

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn: Rào cản và gợi ý cho Việt Nam

Con người đã bước qua giới hạn chịu đựng của hành tinh do sản xuất và tiêu dùng quá mức diễn ra trong thời dan dài. Biến đổi khí hậu trở thành rủi ro lớn nhất mà con người đang phải gánh chịu (WEF, 2024). Trong bối cảnh đó, phát triển bền vững không còn là sự lựa chọn, mà gần như bắt buộc ở hầu hết các quốc gia trên toàn cầu. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn nổi lên như một công cụ quan trọng (Cagno et al. 2023; Knable et al. 2022), mang lại hiệu quả môi trường vượt trội thông qua hiệu quả sử dụng năng lượng và tài nguyên cũng như giảm chất thải (Dey và cộng sự, 2022). Tuy vậy, để chuyển từ mô hình kinh tế tuyến tính sang mô hình kinh tế tuần hoàn, đòi hỏi sự tham gia đóng góp của tất cả các nhóm chủ thể trong xã hội và mỗi nhóm đều cần phải vượt qua các thách thức đặc thù. Trên cơ sở nhận diện các rào cản, đúc kết các phát hiện từ các nghiên cứu liên quan, bài viết của Viện Tài chính bền vững và Ban đề án Bền vững thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã đưa ra các gợi ý thúc đẩy sự chuyển đổi sang mô hình kinh tế tuần hoàn cho bối cảnh Việt Nam, một quốc gia với đặc thù có đến 98% là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

CUỘC SỐNG UEH

Sinh viên UEH nỗ lực phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, hướng đến ngành thời trang bền vững

Với chiến lược tái cấu trúc giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã có nhiều hoạt động nhằm định vị hình ảnh và nội dung hướng đến một Đại học Đa ngành và Bền vững. Trong đó, người học tại UEH được định hướng để trở thành những công dân toàn cầu hành động vì sự phát triển bền vững.

CUỘC SỐNG UEH

Ra mắt “UEH Green Campus Game”: Ứng dụng giả lập game trong giáo dục kiến thức & kỹ năng xanh tại UEH

Với mục tiêu xây dựng Cộng đồng UEH xanh và Hệ sinh thái UEH xanh vào năm 2024, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã chính thức ra mắt UEH Green Campus Game”, nền tảng ứng dụng công nghệ giả lập game (gamification) trong thay đổi nhận thức và hành vi sống xanh. Đây là bước đi quan trọng để triển khai mô hình Phòng thí nghiệm sống (Living Lab) nhằm giải quyết các vấn đề môi trường trong khuôn viên đại học, hướng đến Đại học Xanh.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh bền vững có khả năng chống chịu, được đặt ra như một mục tiêu quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững. Khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các nền kinh tế trên toàn cầu đều rất dễ tổn thương trước những thách thức của tình hình hiện tại và nó đã làm cho chúng ta nhận ra rằng việc đảm bảo sự bền vững của môi trường, tài nguyên và kinh tế là điều cực kỳ cần thiết. Từ thực tế này, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã bắt tay thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tín dụng xanh, phát thải CO2 và phát triển kinh tế xanh chất lượng cao: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam”.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] UEH hướng đến trung hòa carbon: Bước đi đầu tiên

Làm thế nào để giảm lượng phát thải khí nhà kính là yêu cầu cấp bách đối với Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) trên hành trình cam kết tiến đến “Net-Zero” hay “lượng phát thải ròng bằng 0” trong tương lai. Áp dụng phương pháp đánh giá vòng đời (LCA - Life-Cycle Assessment) theo tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Nghị định thư khí nhà kính (GHG Protocol) của Viện Tài nguyên thế giới (WRI) và Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững (WBCSD), nghiên cứu của nhóm tác giả UEH đã xem xét và đo lường các tác nhân gây phát thải tại UEH, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm lượng phát thải carbon giúp UEH nói riêng và các trường đại học nói chung đạt được mức trung hòa carbon trong 30-50 năm tới. 

CUỘC SỐNG UEH

Chương trình Việt Nam - Hà Lan tổ chức hoạt động “Trồng rừng đón sếu” tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp

Ngày 17 và 18/8/2024 vừa qua, tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, Đồng Tháp, Chương trình Việt Nam - Hà Lan (VNP) đã tổ chức thành công chiến dịch “Trồng rừng đón sếu,” một hoạt động đầy ý nghĩa trong chuỗi chiến dịch “VNP trồng rừng – Vì một tương lai phát triển” nhân kỷ niệm 30 năm thành lập chương trình (1994 – 2024).