Tọa đàm Khoa Quản lý Nhà Nước: Chuyển đổi số trong khu vực công tại Việt Nam

20 tháng 05 năm 2021

Thuật ngữ Chuyển đổi số gần đây xuất hiện ngày càng nhiều trên các phương tiện thông tin truyền thông. Các tổ chức công đối mặt với áp lực từ môi trường bên ngoài như sự thay đổi thói quen của người dân trong sử dụng các dịch vụ hay đứng trước những thực tiễn quản lý đòi hỏi cần phải tiến hành chuyển đổi tổ chức theo hướng gia tăng sự minh bạch, khả năng tương tác, và sự hài lòng của người dân. Ngoài ra, sự xuất hiện của dịch bệnh COVID-19 khiến cho yêu cầu thực hiện chuyển đổi số trở nên quan trọng ở nhiều lĩnh vực dịch vụ công như Y tế, Giáo dục, Tài chính, v.v.

Để làm rõ hơn về những hoạt động chuyển đổi số mà khu vực công đang thực hiện, ngày 12/05/2021, Khoa Quản lý Nhà nước thuộc Trường 365bet (UEH) đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với sự tham gia của nhiều học giả nghiên cứu và các chuyên gia trong lĩnh vực chuyển đổi số để cùng nhau thảo luận về những mục tiêu, định hướng, và những vấn đề chuyển đổi số.

Tham dự buổi tọa đàm, về phía khách mời, có Ông Đào Hà Trung - Chủ tịch hội Công nghệ cao TP.HCM, Ông Lê Như Hùng - Phó Chủ tịch Hội khoa học Phát triển Nguồn nhân lực nhân tài TP.HCM, Ông Huỳnh Bảo Toàn - Chuyên gia Microsoft tại Việt Nam, Ông Nguyễn Đức Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm thông tin và thống kê khoa học và công nghệ, Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM, cùng nhiều chuyên gia hiện đang trực tiếp thực hiện công tác chuyển đổi số tại Việt Nam. Về phía UEH, có TS. Đinh Công Khải - Trưởng Khoa Quản lý Nhà Nước, Viện trưởng Viện Chính sách công cùng các Giảng viên trong và ngoài Khoa Quản lý Nhà Nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được khi thực hiện chuyển đổi số, các đại biểu đã trao đổi một số vấn đề cần giải quyết hiện nay ở các tổ chức công khi triển khai chuyển đổi số gồm:

(1) Quá trình thu thập dữ liệu: Quá trình thu thập dữ liệu là yêu cầu quan trọng khi tiến hành thực hiện chuyển đổi số. Do đó, thu thập dữ liệu là nội dung cần phải đẩy nhanh hơn nữa tại Việt Nam để hoạt động số hóa dữ liệu có thể thực hiện một cách kịp thời. Một số yêu cầu cần phải đáp ứng khi tiến hành thu thập dữ liệu bao gồm giải quyết các yêu cầu về nhân lực, phương tiện kỹ thuật, hệ thống pháp lý, sự đồng thuận của người dân.

(2) Tạo được sự hiểu biết chung về chuyển đổi số: Hiện tại, rất nhiều tổ chức và cá nhân đang hiểu sai việc chuyển đổi số chỉ bao hàm việc ứng dụng các tiến bộ công nghệ vào quy trình xử lý công việc hay thực hiện số hóa các dữ liệu tại cơ quan và từ việc hiểu sai sự khác biệt giữa các định nghĩa đã dẫn đến những cách làm chưa đúng. Trong khi đó, chuyển đổi số được định nghĩa bao hàm cả những hoạt động số hóa dữ liệu lẫn việc ứng dụng công nghệ và thay đổi văn hóa tổ chức, văn hóa sử dụng dịch vụ của người dân theo cách làm mới. Vì vậy, vấn đề làm rõ nội hàm của định nghĩa về chuyển đổi số là yêu cầu quan trọng hiện nay khi mà các tổ chức công đang ở giai đoạn bắt đầu thực hiện chuyển đổi số. Giúp cho các tổ chức hiểu đúng về chuyển đổi số sẽ định hình chiến lược đúng ngay từ đầu, giảm lãng phí cho xã hội

(3) Vấn đề hạ tầng công nghệ: Hai vấn đề được đặt ra cần giải quyết song song chính là việc đảm bảo đồng bộ hạ tầng công nghệ triển khai được các hoạt động chuyển đổi số phù hợp với từng ngành, lĩnh vực và đảm bảo năng lực vận hành công nghệ. Để hoạt động chuyển đổi số trong các tổ chức công được diễn ra hiệu quả, cần đảm bảo tính kết nối giữa các các địa phương được thực hiện đồng bộ, tránh tình trạng có sự khác biệt về khả năng kết nối chung giữa các ngành, lĩnh vực

(4) Kiện toàn hệ thống văn bản pháp lý về chuyển đổi số: Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2021 của Chính Phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà Nước năm 2021 cũng đã nêu rõ một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công. Hiện tại, nhiều phải pháp công nghệ đang sẵn sàng nhưng cần phải có khung pháp lý hướng dẫn thực hiện.

Từ những yêu cầu trên, bốn nhóm giải pháp: Tăng cường vai trò hỗ trợ của Chính phủ trong quá trình thực hiện chuyển đổi số tại các tổ chức công, hoạt động truyền thông về chuyển đổi số trong khu vực công, hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng đáp ứng chiến lược chuyển đổi số, và kiện toàn khung pháp lý về chuyển đổi số tại Việt Nam đã được đề xuất và thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm.

Một số hình ảnh tại tọa đàm:

Các đại biểu trao đổi trong tọa đàm

TS. Nguyễn Văn Dư trình bày tại tọa đàm

Tài liệu tham khảo:

  1. Báo Chính Phủ. Cần hoàn thiện các quy định pháp luật trong kinh tế số. <>. Truy cập ngày 18/05/2021
  2. An Nguyên (2021). Chuyển đổi số y tế cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các doanh nghiệp. <>. Truy cập ngày 18/05/2021

Tin, ảnh: Khoa Quản lý nhà nước, Phòng Marketing - Truyền thông.

 

 

Chia sẻ