Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở công thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo “Đầu ra cho hàng nông sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” tại tỉnh Vĩnh Long.

19 tháng 11 năm 2020

Sáng ngày 9/11/2020, Trường 365bet phối hợp với Sở công thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức Hội thảo: “Đầu ra cho nông sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long”. Hội thảo được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương).

Tại hội thảo, các đại biểu, các diễn giả, các nhà khoa học đã cùng nhau trao đổi, thảo luận về thực trạng đầu ra của nông sản các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, cũng như đề xuất các giải pháp để đảm bảo đầu ra ổn định, góp phần giúp nền nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, nền nông nghiệp Việt Nam nói chung phát triển bền vững.

Nội dung của Hội thảo gồm 2 phần chính:

Phần 1: Chính sách và công nghệ cho đầu ra nông sản

Phần 2: Doanh nghiệp và thị trường nông sản

Đến tham dự tại Hội thảo, về phía Lãnh đạo Tỉnh Vĩnh Long có Ông Bùi Văn Nghiêm – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Ông Nguyễn Văn Liệt – Phó chủ tịch UBND tỉnh, Ông Phạm Tứ Phương – Giám đốc Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long; Về phía Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) có GS. TS. Nguyễn Đông Phong - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, TS. Bùi Quang Hùng – Phó Hiệu Trưởng UEH kiêm Giám đốc Phân hiệu Vĩnh Long, PGS. TS. Trần Tiến Khai – Trưởng phòng Đảm bảo chất lượng và Phát triển chương trình (UEH), TS. Phạm Khánh Nam – Trưởng Khoa Kinh tế kiêm Viện trưởng Viện kinh tế môi trường Đông Nam Á (UEH), TS. Trịnh Thị Tú Anh – Viện trưởng Viện đô thị thông minh và Quản lý (UEH) và hơn 160 đại biểu đại diện Sở, ban ngành tại tỉnh Vĩnh Long, Sở công thương các tỉnh ĐBSCL, các tỉnh phía Bắc và các doanh nghiệp trong tỉnh Vĩnh Long.

 Quang cảnh Hội thảo

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS. TS. Nguyễn Đông Phong chia sẻ: “Khu vực phía Nam thực sự đang là một khu vực nông nghiệp phát triển. Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đang mang lại những cơ hội cho phát triển thị trường nông nghiệp để nâng cao sinh kế cho người nghèo, cơ hội cho sản xuất nông sản chất lượng cao phục vụ người tiêu dùng, và cơ hội để đóng góp cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, khu vực cũng mắc phải những điểm yếu cố hữu chung của nông nghiệp Việt Nam đó là đa phần xuất khẩu sản phẩm thô hoặc sơ chế, chưa sự có tập trung đất đai để làm cánh đồng lớn cũng như chưa có những chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp của mình. Từ thực trạng của ngành nông sản, GS. TS. Nguyễn Đông Phong đặt ra 6 vấn đề để các diễn giả và quý đại biểu cùng tham gia thảo luận gồm: (1) mô hình sản xuất, (2) môi trường pháp lý, (3) mô hình liên kết, (4) tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, (5) tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, (6) vai trò của doanh nghiệp trong chuỗi liên kết. Giáo sư hy vọng hội thảo sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các đại biểu, đưa ra các thông điệp quan trọng cho những nhà làm chính sách, cũng như nâng cao nhận thức của xã hội về các vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản, từ đó thúc đẩy, tìm giải pháp chính sách hữu hiệu đối với các vấn đề giải quyết đầu ra cho hàng nông sản Việt.

GS. TS. Nguyễn Đông Phong Phong - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế TP. HCM phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại Hội thảo, Ông Bùi Văn Nghiêm - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long phát biểu: “Trong chuỗi sự kiện Hội nghị kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Giải pháp tìm đầu ra cho nông sản lần này, chúng ta ngồi cùng nhau để tìm ra giải pháp tận dụng những cơ hội và vượt qua những thách thức này nhằm loại bỏ tình trạng giải cứu nông sản mà ngành công thương phải vất vả trong suốt nhiều năm qua, trong đó có tỉnh Vĩnh Long nói riêng và các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung”.

TS. Bùi Văn Nghiêm - Phó Bí thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long phát biểu chào mừng Hội thảo

Ban chủ tọa Hội thảo điều hành chương trình hội thảo

Tại Hội thảo, các diễn giả đã chia sẻ các nội dung về Cơ chế chính sách hỗ trợ chuỗi cung ứng nông sản hiện đại: thực trạng và giải pháp; Cách tiếp cận hệ thống thị trường trong phát triển chuỗi giá trị nông sản tại Đồng bằng sông Cửu Long; Thiết kế và sản xuất các thiết bị kiểm soát an toàn cho các sản phẩm nông nghiệp; Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu; liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thực trạng và giải pháp; Xúc tiến thương mại: Bệ đỡ cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu nông sản.

 

ThS. Đinh Hữu Hoàng - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) trình bày tham luận: 

Cơ chế chính sách hỗ trợ chuỗi cung ứng nông sản hiện đại: Thực trạng và giải pháp”

PGS.TS. Huỳnh Trường Huy – Trường Đại học Cần Thơ trình bày tham luận: “Cách tiếp cận hệ thống thị trường trong phát triển

chuỗi giá trị nông sản tại đồng bằng sông Cửu Long”

 

TS. Trịnh Thị Tú Anh – Viện trưởng Viện Đô thị Thông minh và Quản lý, Đại học Kinh tế TP.HCM

trình bày tham luận: “Thiết kế và sản xuất các thiết bị kiểm soát an toàn cho các sản phẩm nông nghiệp”

TS Nguyễn Trung Kiên - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn trình bày tham luận

Doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu”

Cũng tại Hội thảo, PGS. TS. Trần Tiến Khai, Đại học Kinh tế TP.HCM trình bày tham luận: “Liên kết sản xuất – tiêu thụ nông sản vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thực trạng và giải pháp” Thạc sĩ Nguyễn Đỗ Hoàng Anh Thy - Giám đốc Trung tâm khuyến công và tư vấn công nghiệp (Sở công thương tỉnh Vĩnh Long) trình bày tham luận: “Xúc tiến thương mại: Bệ đỡ cho doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu nông sản”.

Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận về liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, hỗ trợ cho doanh nghiệp về chính sách, máy móc thiết bị vì đây là một trong những bước tiến quan trọng để tạo ra sản phẩm đồng loạt hơn, chất lượng hơn; đồng thời cần có những giải pháp để nâng cao giá trị những loại trái cây, rau củ quả đặc sản của tỉnh Vĩnh Long như trái thanh trà, khoai  lang, chôm chôm…

Ông Nguyễn Văn Liệt – Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long trao đổi tại Hội thảo

Cùng một số ý kiến trao đổi của các đại biểu, doanh nghiệp….

 

Ông Bùi Văn Chiều – Phó Chủ tịch Hội Nông Dân tỉnh Vĩnh Long phát biểu tại Hội thảo

Ông Nguyễn Thanh Việt – Công ty TNHH MTV Bánh Nhật Ngọc (Vĩnh Long – Loại bánh làm từ khoai lang) trao đổi

về khó khăn khi đưa sản phẩm làm từ hàng nông sản ra thị trường và xuất khẩu

Ông Trần Văn Hiền – Giám đốc HTX Rau An Toàn Phước Hậu (Vĩnh Long) trao đổi về những khó khăn trong sản xuất, bảo quản, …. khi đưa sản phẩm hàng nông sản đến với các siêu thị, các chuỗi cung ứng lớn

Ông Nguyễn Ngọc Nhân – Giám đốc HTX Chôm chôm Bình Hòa Phước (Vĩnh Long) phát biểu tại Hội thảo

PGS. TS. Trần Tiến Khai thay mặt đoàn chủ tọa tổng kết Hội thảo

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

Tiếp nối hoạt động của Hội thảo, cùng chiều ngày 9/11/2020, Vụ thị trường trong nước phối hợp với Sở công thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối cung cầu hàng Việt Nam tại khu vực ĐBSCL, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Bắc”.

Đến tham dự tại Hội nghị, có Ông Bùi Văn Nghiêm – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vĩnh Long, Ông Nguyễn Văn Liệt – Phó chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long. Hội nghị đã thu hút 200 đại biểu đến từ Sở công thương các tỉnh phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long, các doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tại Hội nghị, các doanh nghiệp và nhiều cơ sở sản xuất đã ký kết 26 bản ghi nhớ về sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực.

Tin, Ảnh: Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (UEH) và Khoa Quản trị (Phân hiệu UEH Vĩnh Long)

 

Chia sẻ