CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Thực hành tài chính bền vững tại doanh nghiệp: Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao nhận thức người tiêu dùng

Với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và sức ép của các bên liên quan, chuyển đổi số và kinh doanh bền vững trở thành con đường phát triển chính cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Chuyển đổi số sẽ hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được các quyết định đầu tư bền vững, phát triển được dữ liệu ESG; và việc công bố thông tin về ESG của doanh nghiệp lại có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Tại Việt Nam, Thông tư 155/2015/TT-BTC cũng đã yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết công bố thông tin về mục tiêu phát triển bền vững và báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội. Trong bài chia sẻ này, chuyên gia UEH đã phỏng vấn sâu một số các DN nằm trong top 10 và top 100 có báo cáo bền vững tốt nhất để chỉ ra động cơ thực hành tài chính bền vững, các nhân tố tác động đến mức độ chuyển đổi số và thực hành tài chính bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam.

CUỘC SỐNG UEH

GRSD 2021 - Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”

Ngày 3/10/2021, Hội thảo khoa học “Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững” (GRSD 2021) đã chính thức diễn ra trên nền tảng trực tuyến, thu hút 549 người tham dự. Hội thảo là một diễn đàn trao đổi học thuật, chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu và kết nối giữa các nhà khoa học về lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và hành vi tiêu dùng phục vụ phát triển kinh tế bền vững. Hội thảo cũng chứng kiến sự kiện chuyển giao đơn vị chủ trì tổ chức Hội thảo năm 2022 từ Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang đến Khoa Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Tác Động Của Chuyển Đổi Số Trong Phát Triển Đô Thị: Cơ Hội Và Thách Thức Cho Việt Nam (Phần 2) – Chuyển Đổi Số Thành Công Trên Thế Giới và Những Đề Xuất Cho Việt Nam

Để thực hiện, đo lường và phát triển quá trình chuyển đổi số, rất nhiều tổ chức trên thế giới như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Ủy ban châu Âu, Economist Intelligence Unit (EIU), GSMAssociation đã đưa ra các chính sách, chương trình chung cho nhiều quốc gia như Khung tích hợp chính sách chuyển đổi số, Khung thực hiện chiến lược chuyển đổi số cho các thành phố và vùng Châu Âu, Chương trình chuyển đổi số của châu Âu, Chỉ số kinh tế số và xã hội số Châu Âu, chỉ số chuyển đổi số châu Á, chương trình đánh giá xã hội số một số quốc gia Châu Á, bên cạnh các chương trình của mỗi quốc gia.

CUỘC SỐNG UEH

NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 2): Chọn đối tác theo tiêu chí nào?

Ngân hàng bắt tay Fintech (phần 1) – Thực trạng Việt nam đã nêu rõ xu hướng hợp tác giữa Ngân Hàng và Fintech tại Việt Nam. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu các Ngân hàng – Fintech sẽ bắt tay và lựa chọn hợp tác với nhau như thế nào? Đâu là thuận lợi và khó khăn?. Và trong quá trình tìm hiểu hợp tác với các công ty Fintech, thay vì lo ngại cạnh tranh mất thị phần hay nguy cơ thay đổi cơ cấu quản lý, các ngân hàng sẽ quan tâm hơn về bảo mật thông tin ngân hàng và khách hàng. Hãy cùng tìm hiểu để giải đáp những thắc mắc này.

CUỘC SỐNG UEH

NGÂN HÀNG BẮT TAY FINTECH (phần 1): Hợp tác Ngân hàng – Fintech trong điều kiện ổn định tài chính toàn diện.

Xu hướng hợp tác của Ngân hàng – Fintech tại Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động. Cùng với đó, thách thức về sự bảo mật và mức độ an toàn của ngân hàng trong cuộc “bắt tay” này được đề cao hơn bao giờ hết. Vậy, khi nào cán cân ấy sẽ cân bằng cho việc hợp tác đôi bên, và trách nhiệm của người trong cuộc là gì? Hãy cùng đón đọc 3 phần “Ngân hàng bắt tay Fintech” để giải mã những câu hỏi cấp thiết này!

CUỘC SỐNG UEH

Kinh doanh bán lẻ trên nền tảng số thời kỳ dịch Covid-19: Doanh nghiệp buộc phải thay đổi!

Có thể nói, bên cạnh những tác động tiêu cực thì đại dịch Covid-19 còn là yếu tố thúc đẩy nhanh chóng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam, từ một nền kinh tế công nghiệp truyền thống dần sang nền kinh tế số. Khi người tiêu dùng đang ngày càng chấp nhận các dịch vụ mua sắm trực tuyến, song song với hành vi mua sắm đang dần thay đổi trong thời kỳ Covid-19 hiện nay cũng chính là lúc doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và phân phối trên nền tảng số của chính mình, và các sàn thương mại bán lẻ điện tử hàng hóa như Tiki, Lazada, Shopee… bắt buộc phải tìm cách thay đổi để đáp ứng xu thế thời cuộc, tận dụng “Covid-19” để “thăng hoa” trong kinh doanh thương mại điện tử. Trong đó, trang bị và đầu tư một nguồn nhân lực chất lượng cao, có nền tảng kiến thức đa ngành, có khả năng đưa ra quyết sách, vận hành kinh doanh thương mại trên nền tảng số hiệu quả được xem là yếu tố tiên quyết.