UEH phối hợp tổ chức tập huấn quốc tế về Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh thích ứng với biến đổi kinh tế - xã hội và khí hậu ở các lưu vực xuyên biên giới Đông Nam Á
04 tháng 11 năm 2021
Vào tháng 10 vừa qua, Viện Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA), Trung tâm Môi trường cho Phát triển (EfD-Việt Nam) thuộc Trường 365bet (UEH) và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế (IIASA) đã phối hợp tổ chức Chương trình tập huấn về “Quản lý tài nguyên nước: Thích ứng với biến đổi kinh tế - xã hội và khí hậu ở các lưu vực xuyên biên giới”. Chương trình kéo dài trong 3 ngày 12, 14 và 21/10/2021, bao gồm các lý thuyết và thực tiễn về mô hình quản lý nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Đồng thời, đón nhận sự tham dự của 31 học viên đến từ các lĩnh vực khác nhau của Campuchia, Indonesia, CHDCND Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
- Hội thảo: “Chính sách thích ứng biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Phân hiệu Vĩnh Long
- Đoàn giảng viên CELG tham gia khóa tập huấn quốc tế: “Bồi dưỡng năng lực về tài chính vĩ mô cho Chính phủ và các trường đại học nhằm quản lý tốt hơn các vấn đề biến đổi khí hậu”
- Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á (EEPSEA Partnership) ra mắt và hội thảo về chủ đề “Biến đổi khí hậu và kinh tế học hành vi: cú hích khả năng phục hồi đối với biến đổi khí hậu”
Mở đầu chương trình tập huấn là phần giới thiệu của các đại diện từ EEPSEA, EfD- Vietnam, IIASA và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO). Ngày đầu tiên của chương trình tập trung chủ yếu vào lý thuyết và mô hình. Tiến sĩ Peter Burek, Mikhail Smilovic và Luca Guillaumot (IIASA) đã trình bày về Mô hình Nước Cộng đồng (CWatM) do IIASA phát triển, có thể mô hình hóa các quá trình thủy văn chính yếu, bao gồm các đặc điểm thủy văn của một vùng nước, công trình xây dựng, nhu cầu nước và tương tác của con người với lưu vực.
TS. Petr Burek (IIASA) và TS. Phạm Khánh Nam (EEPSEA, UEH) giới thiệu về khóa học
Mô hình này là mã nguồn mở bằng Python và có thể được sử dụng miễn phí khắp toàn cầu. Tiến sĩ Burek cũng đưa ra một số hướng dẫn nhanh về phần mềm CWatM để giới thiệu tổng quan về công cụ này. Sau đó, những người tham gia được phân công thành các nhóm nhỏ hơn để dùng thử phần mềm.
TS. Michael Schwab (WMO) trình bày về vai trò liên minh của tài nguyên nước và khí hậu
Trong quá trình hướng dẫn và thử nghiệm, Tiến sĩ Taher Kahil (IIASA) đã đề cập đến khía cạnh kinh tế của việc quản lý nước thông qua mô hình kinh tế thủy văn. Một vấn đề cần giải quyết trong việc quản lý nước là cách thức cộng đồng xác định việc phân bổ nước cho các đối tượng sử dụng, các nơi và trong các khoảng thời gian sao cho tối ưu nhất. Hai phương pháp mô hình hóa cấp lưu vực đã được giới thiệu tại buổi tập huấn này, bao gồm (mô phỏng) Hệ thống Động lực học và (tối ưu hóa mô hình) Kinh tế Thủy văn, trong đó phương pháp sau được tập trung phân tích nhiều hơn trong chương trình này.
Mô hình tài nguyên nước cộng đồng, sử dụng mã nguồn mở
Mô hình Kinh tế Thủy văn Toàn cầu (ECHO) được sử dụng để tối ưu hóa các mục tiêu kinh tế dưới những ràng buộc về vật chất, kỹ thuật và thể chế của lưu vực. Buổi tập huấn tiếp tục với Tiến sĩ Reetik-Kumar Sahu (IIASA) giới thiệu tóm tắt về Hệ thống Mô hình Đại số Tổng quát (GAMS) cho mô hình kinh tế thủy văn. Tiến sĩ Sahu đã hướng dẫn chi tiết về cài đặt và thiết lập phần mềm GAMS, cũng như đưa ra 4 ví dụ về cách chạy mô hình và phân tích kết quả.
Các thành viên tham gia tập huấn đến từ nhiều lĩnh vực và nhiều nước khác nhau trong khu vực Đông Nam Á
Trong 2 ngày tiếp theo của chuỗi tập huấn, những học viên tham gia đã được tiếp xúc với các công cụ quản lý nước, bao gồm CWatM, ECHO-GAMS và Khu sinh thái nông nghiệp toàn cầu (GAEZ). Học viên được chỉ định vào các nhóm nhỏ hơn với những người hướng dẫn để chạy thử mô hình và làm việc thông qua các bài tập trong khóa học. Các hướng dẫn được thiết kế để thúc đẩy thảo luận và tương tác giữa người hướng dẫn và những người tham gia để tất cả mọi người có được kinh nghiệm ứng dụng thực tế các công cụ này. Các chuyên gia của IIASA cũng hướng dẫn sâu hơn để vận hành mô hình trên các lưu vực khác nhau ở Việt Nam, Thái Lan, Philippines và Campuchia theo yêu cầu.
Thực hành với mô hình kinh tế thủy văn và mô phỏng trên máy tính
Mặc dù chương trình được tổ chức hoàn toàn trực tuyến, nhưng vẫn mang tính tương tác và có chiều sâu về mặt chuyên môn. Nhiều học viên đã bày tỏ sự thích thú và tìm hiểu về mô hình quản lý nước của IIASA, có được kinh nghiệm thực hành với các công cụ liên quan.
Tiến sĩ Phạm Khánh Nam (Giám đốc EEPSEA và EfD-Vietnam) đã phát biểu: “Chương trình tập huấn đã đặt nền tảng đầu tiên cho dòng nghiên cứu về quản lý nước cộng đồng mang tính xuyên ngành và xuyên biên giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Với các kỹ năng thu được từ chương trình, những người tham gia được trang bị thêm hành trang kỹ càng hơn có thể tham gia vào quá trình hoạch định chính sách quản lý nước trong cộng đồng của họ.”
Thông tin về khóa tập huấn .
Tin, Ảnh: Viện Kinh tế và Môi trường Đông Nam Á
Chia sẻ