Hội thảo “Quốc tế hóa giáo dục: Vai trò của Chính phủ và các tổ chức giáo dục trong việc đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục” tại UEH
12 tháng 11 năm 2018
Sáng ngày 09/11/2018, tại phòng A.103, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về khoa học giáo dục) đồng tổ chức hội thảo “Quốc tế hóa giáo dục: Vai trò của Chính phủ và các tổ chức giáo dục trong việc đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục”, thu hút hơn 50 chuyên gia Giáo dục cùng với 10 diễn giả chính đến từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam và trên thế giới
- Hội thảo cơ sở lý luận, phương pháp luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu quốc tế hóa giáo dục Việt Nam tại UEH thu hút nhiều “cây đại thụ” của ngành giáo dục
- Bộ GD&ĐT phối hợp với UEH tổ chức Tọa đàm Indicators đánh giá quốc tế hóa hệ thống giáo dục Việt Nam
- Hội thảo “Hướng tới quốc tế hoá giáo dục đại học ở Việt Nam tới năm 2025”
Sáng ngày 09/11/2018, tại phòng A.103, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về khoa học giáo dục) đồng tổ chức hội thảo “Quốc tế hóa giáo dục: Vai trò của Chính phủ và các tổ chức giáo dục trong việc đẩy mạnh quốc tế hóa giáo dục”, thu hút hơn 50 chuyên gia cùng 10 diễn giả chính đến từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam và trên thế giới.
Hội thảo có sự tham dự của các khách mời: GS. Mechthild Dreyer - Nguyên Phó Hiệu trưởng về đào tạo và giảng dạy của Đại học Johannes Gutenberg Mainz (JGU) (Đức); Ông. Frank Niedermeier - Phòng nghiên cứu giáo dục Đại học - Trung tâm Phát triển chất lượng - Đại học Potsdam; GS.TS. Uwe Schmidt - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng và Phát triển (ZQ) và Đại học Johannes Gutenberg Mainz (JGU) (Đức); GS. Andreas Borowski - Giám đốc Trung tâm Đào tạo giảng viên và nghiên cứu giáo dục, Đại học Potsdam; GS. Yi-Chen Lan - Phó Hiệu trưởng Phụ trách Phát triển toàn cầu Đại học Western Sydney; TS. Charin Techapun - Phó Hiệu trưởng Đại học Chiang Mai; GS. Akinori Seki - Trường Đại học Tokyo Keizai; TS. Nguyễn Thanh Phượng, Giám đốc quốc gia, ĐH Bang Arizona, Mỹ; TS. Hà Thúc Viên - quyền Hiệu trưởng Đại học Việt - Đức. Về phía UEH, có sự hiện diện của GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH cho rằng: “Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Do đó, hệ thống giáo dục đại học nước ta đang nỗ lực để bắt kịp sự phát triển trong nước và hội nhập quốc tế. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức như thu nhập trung bình - thấp, năng lực cạnh tranh chưa cao; đặc biệt, tỷ lệ lao động lành nghề còn thấp trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Vì vậy, hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam cần thay đổi theo hướng quốc tế hóa nhằm cải thiện chất lượng dạy-học, nghiên cứu; không chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao mà còn khuyến khích các hoạt động quốc tế hóa toàn diện trong và ngoài nước.
Chính phủ và các cơ sở đào tạo sẽ giữ vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quốc tế hóa giáo dục đại học. Trong bối cảnh đó, Bộ giáo dục và Đào tạo đã giao cho Trường 365bet thực hiện đề tài nghiên cứu thuộc Chương trình khoa học giáo dục quốc gia “Giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục Việt Nam”
Hội thảo là diễn đàn để các nhà quản lý giáo dục, các nhà nghiên cứu và chuyên gia thực tiễn thảo luận về các thách thức tồn tại trong quá trình quốc tế hóa giáo dục trong nước và quốc tế, cũng như thảo luận về các chính sách nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế và quốc tế hóa giáo dục trong thời đại mới dưới ảnh hưởng của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4."
Hội thảo bao gồm 10 bài phát biểu chính của các học giả trong nước và quốc tế; 2 phiên thảo luận toàn thể, mỗi phiên với 5 nhà khoa học đến từ Đức, Úc, Thái Lan, Mỹ, Malaysia và Nhật Bản.
Hội thảo xoay quanh 5 chủ đề:Chính sách thúc đẩy trao đổi sinh viên quốc tế; Chính sách thúc đẩy hợp tác nghiên cứu và trao đổi giảng viên quốc tế; Chính sách và chương trình cấp quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển giao giáo dục; Chính sách thúc đẩy Quốc tế hóa giáo dục trong nước; Chính sách thúc đẩy Quốc tế hóa thông qua các chương trình quản trị hiệu quả.
Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, ngoài công bố các kết quả nghiên cứu chính của đề án còn thu hút các học giả đến từ các quốc gia như Thái Lan, Đức, Úc, Mỹ… cùng chia sẻ kinh nghiệm về các hoạt động quốc tế hóa. Từ đó, đề xuất các giải pháp thúc đẩy quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian tới với thông điệp: hệ thống đại học Việt Nam phải tạo ra nguồn nhân lực phù hợp với bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hướng đến đào tạo sinh viên trở thành công dân khu vực cũng như toàn cầu.
Cơ quan thông tấn báo chí đưa tin về Hội thảo:
Một số hình ảnh về Hội thảo:
Toàn cảnh Hội thảo
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH phát biểu khai mạc
Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu
Các diễn giả trình bày tại Hội thảo
Các phiên thảo luận tại Hội thảo
GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng UEH trao quà lưu niệm cho khách mời và các diễn giả chính
Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam với bạn bè các quốc gia trên thế giới tại Hội thảo
Tin, Ảnh: Phòng Truyền thông và quan hệ công chúng.
Chia sẻ