Chiếm dụng văn hóa và bối cảnh tại Việt Nam

27 tháng 11 năm 2023

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, con người có thể dễ dàng tiếp cận với văn hoá của những quốc gia khác và có thể sử dụng (hay lạm dụng) phong cách từ một nền văn hóa khác mà không có sự tìm hiểu kỹ càng. Cụm từ "Chiếm dụng văn hóa" từ đó cũng được thảo luận nhiều hơn trên các diễn đàn quốc tế. Cùng Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA) tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

Chiếm dụng văn hoá là gì?

Cụm từ "Chiếm dụng văn hóa" vốn được sử dụng trong môi trường học thuật để nói về chủ nghĩa thực dân và mâu thuẫn giữa dân tộc đa số và dân tộc thiểu số. Qua một thời gian, ý nghĩa của nó đã thoát khỏi lối giải thích mang tính học thuật và đi vào văn hóa đại chúng. Chiếm dụng văn hóa diễn ra khi các thành viên của nhóm dân tộc đa số sử dụng các yếu tố văn hóa của nhóm thiểu số theo cách trục lợi, thiếu tôn trọng hoặc rập khuôn theo NCCJ (National Conference for Community and Justice).

 (Nguồn: )

Một ví dụ về sự chiếm dụng văn hóa của văn hóa Việt Nam là chiếc áo dài không quần của Kacey Musgrave. Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam được thiết kế nhằm tôn vinh lối sống văn hóa của người Việt Nam. Vì vậy, nó mang một ý nghĩa quan trọng và không thể thay thế đối với người Việt. Tuy nhiên, nữ ca sĩ Kacey Musgraves lại gây tranh cãi khi mặc áo dài “không quần”. Hành động này đã làm dậy sóng cộng đồng người Việt vì trang phục truyền thống, văn hóa của Việt Nam bị lạm dụng và không được tôn trọng. 

 

Sự chiếm dụng văn hoá Việt Nam của Kacey Musgraves (Nguồn: )

Vì sao Chiếm dụng văn hoá lại gây ra nhiều tranh cãi đến như vậy?

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, con người có thể dễ dàng tiếp cận với văn hoá của những quốc gia  khác và có thể sử dụng (hay lạm dụng) phong cách từ một nền văn hóa khác mà không có sự tìm hiểu kỹ càng. Điều này có thể gây xúc phạm tới những người đến từ nền văn hoá ấy vì phong cách, văn hoá được sử dụng có thể gắn liên với những sự kiện lịch sử nhạy cảm hoặc đau thương của họ, kể cả trong quá khứ lẫn hiện tại.

Chiếm dụng văn hoá trong kiểu tóc của người da đen – Cornrows (Nguồn: )

Hơn cả thảy, đối với nhiều người thuộc cộng đồng bị chiếm dụng văn hóa, đây là một sự xúc phạm bởi vì văn hóa của họ bị phơi bày và tách rời khỏi những giá trị nguyên thủy của nó. Người chiếm dụng văn hóa là người được hưởng lợi chứ không phải cộng đồng tạo ra chúng. Đôi khi, phiên bản được sử dụng bị bóp méo, gây phản cảm và ảnh hưởng đến hình ảnh của nền văn hóa gốc. Giống như ví dụ về áo dài nêu trên, nữ ca sĩ đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi mặc áo dài -  trang phục truyền thống của người Việt  một cách phản cảm. Một số người có thể hiểu sai ý nghĩa ban đầu của trang phục và truyền bá thông điệp sai lầm. Điều này có thể dẫn đến những ấn tượng không tốt cho nền văn hóa đó, hoặc đôi khi có thể dẫn đến sự thất lạc văn hóa. 

Ranh giới của tôn vinh văn hóa và chiếm dụng văn hóa

Thứ nhất, sự khác biệt giữa tôn vinh và chiếm dụng đầu tiên là về mặt kiến thức, khi ta tìm hiểu  những giá trị văn hóa đó xuất hiện trong bối cảnh nào? Ý nghĩa của chúng về mặt lịch sử là gì? Những thông tin này sẽ giúp mọi người hiểu rõ về giá trị văn hóa và cách sử dụng các giá trị văn hóa ấy một cách thích hợp.

Việt Nam cũng đã có những nỗ lực đáng kể trong việc quảng bá các giá trị văn hoá thông qua dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”. Điển hình trong đây chính là việc ứng dụng các giá trị văn hoá vào du lịch để phát huy và quảng bá nét đẹp của văn hoá Việt Nam như Netin Travel đang làm với tour du lịch ở vùng đất của dân tộc Bru-Vân Kiều.

Lễ hội Trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều (Nguồn: )

Thứ hai, hạn chế khai thác những hình ảnh, văn hóa mang giá trị thiêng liêng của nhóm thiểu số. Ngay cả khi ta hiểu rõ về một văn hoá nào đó, vẫn có một số điều nhất định chỉ được sử dụng trong các hoạt động văn hóa đặc thù. Với những giá trị đặc biệt như thế , chúng ta nên thể hiện sự tôn trọng và không sử dụng hay khai thác yếu tố một cách phiến diện và tiêu cực. Bên cạnh đó, đừng áp dụng những cách diễn đạt hoặc quan điểm chủ quan không đúng nguồn gốc, ý nghĩa của văn hoá ấy. Nó có thể gây tổn thương các cộng đồng liên quan và khiến thông tin sai lệch bị lan truyền rộng rãi.

Thứ ba, thúc đẩy sự đa dạng bằng cách trao quyền cho nhóm cộng đồng thiểu số,  những người có nền tảng văn hóa khác nhau tham gia vào quá trình ra quyết định. Sự quan tâm chân thành với các nền văn hóa khác có thể hình thành tư duy tích cực và hướng con người tới những thay đổi tốt đối với nền văn hóa đó.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hãy cố gắng tham gia, quảng bá và chia sẻ các nét đẹp văn hóa.  Thực tế, để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam với các quốc gia, trong năm nay, hàng loạt sự kiện giao lưu văn hóa, nghệ thuật với các nước đã được thành phố tổ chức và phối hợp tổ chức. Nổi bật trong đó phải kể đến lễ hội Việt Nam - Nhật Bản tại Đà Nẵng lần thứ 8 và lễ hội Việt Nam - Hàn Quốc do Sở Ngoại vụ phối hợp Tổng Lãnh sự quán hai nước tổ chức lần lượt vào tháng 7 và tháng 9 tại Công viên Biển Đông.

Màn trình diễn của các nghệ sĩ Hàn Quốc trong lễ hội Việt Nam - Hàn Quốc (Nguồn: )

Nỗ lực của UEH để trân trọng những giá trị văn hoá khác nhau

Sự đa dạng về văn hóa được UEH  thể hiện thông qua những nỗ lực xây dựng và tổ chức các sự kiện thường niên nhằm tôn vinh các nền văn hóa. Và chương trình Giao lưu Văn hóa do Phòng Chăm sóc và hỗ người học (DSA) tổ chức là một trong những chương trình tiêu biểu nhất. Giao lưu Văn hóa là hoạt động gắn kết sự đa dạng văn hóa nhằm giúp UEH và sinh viên quốc tế đạt được hiểu biết chung về các giá trị, niềm tin, nhu cầu và ưu tiên của nhau. Và sự kiện Giao lưu Văn hóa gần nhất – “Dreamers under the Moon” là sự kiện nhằm tôn vinh nét đẹp của Tết Trung thu tại các nước Đài Loan, Singapore, Việt Nam. Sự kiện được tổ chức với mục đích tạo điều kiện để sinh viên Việt Nam và quốc tế học hỏi về đặc trưng văn hóa bản địa riêng của mỗi nước.

Hoạt động Kết nối Văn hóa “Dreamers under the Moon

UEH vẫn đang nỗ lực từng ngày để kết nối các nền văn hoá khác nhau và cho sinh viên cơ hội để tìm hiểu, trân trọng sự đa dạng văn hoá.

Hoạt động Giao lưu “Vietnam - Japan Youth Exchange Program 2023”

Tin tức, ảnh: Phòng Chăm sóc và hỗ người học UEH

Tài liệu tham khảo:

1.   britannica.com | What Is Cultural Appropriation? |

2. vietcetera.com | Cultural appropriation là gì? Câu chuyện đằng sau những chiếc áo dài không quần | 16/06/2020 |

3.  nytimes.com | 30/09/2022 | What Does Cultural Appropriation Really Mean? |

4.  verywellmind.com | 08/11/2022 | What Is Cultural Appropriation? |

5.  baoquangbinh.vn | 10/11/2023 | Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số |

6.  baodanang.vn | 21/10/2023 | Mở rộng kết nối, giao lưu các nền văn hóa |

Chia sẻ